So sánh sản phẩm

Nhập từ khóa của bạn

KINH NGHIỆM VÀ HỒ SƠ THẨM TRA APS

KINH NGHIỆM VÀ HỒ SƠ THẨM TRA APS

KINH NGHIỆM VÀ HỒ SƠ THẨM TRA APS

Đối với các bạn học sinh có ý định du học Đức, thẩm tra APS là gì và các kinh nghiệm thi APS là một những thông tin bắt buộc bạn phải biết cho hành trình du học của mình. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về APS cũng như không biết nên chuẩn bị như thế nào cho việc thẩm tra này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc dể bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất.

APS LÀ GÌ VÀ TẠI SAO CẦN THẨM TRA APS?

APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra để xem các ứng viên có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để xin học Đại học tại Đức hay không , đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.

Sau khi thẩm tra, nếu ứng viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hoặc một giấy chứng nhận. Chứng nhận này là một trong những điều kiện bắt buộc để có thể nhập học tại một trường đại học ở Đức. Các Chứng chỉ và Chứng nhận này có hiệu lực vô thời hạn

Thời gian phỏng vấn APS lần lượt là cuối tháng 02 hoặc cuối tháng 08 hàng năm và ĐSQ Đức sẽ cấp Chứng chỉ APS cho ứng viên vào 05 hoặc tháng 11 hàng năm.

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM THẨM TRA APS

Thẩm tra APS có thể chia thành các nhóm sau:

- Sinh viên học đại học ở Đức: Bao gồm các đối tượng: người vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào 1 trường đại học tại Việt Nam, người chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và người đã tốt nghiệp cao đẳng.

- Sinh viên học cao học ở Đức: Dành cho những người đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Đồng thời có ý muốn tham gia các khóa đào tạo sau đại học hoặc chương trình thạc sĩ.

- Sinh viên học ngành nghệ thuật

- Người sinh sống tại Đức theo khuôn khổ đoàn tụ gia đình muốn theo học đại học ở Đức

ĐIỀU KIỆN THẨM TRA APS

Trước khi bước vào thủ tục thẩm tra APS, bạn cần đảm bảo một trong những yêu cầu sau:

- Đã tốt nghiệp THPT và có giấy báo trúng tuyển của một trường đại học tại Việt Nam được phía Đức công nhận,

- Có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường đại học được công nhận tại Việt Nam

- Có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng và có giấy gọi nhập học vào học kỳ thứ 5 của một khóa đại học chính quy của một trường đại học được công nhận ở Việt Nam.

- Đã học ít nhất bốn học kỳ tại một trường đại học tại Việt Nam được phía Đức công nhận.

THỦ TỤC THẨM TRA APS

Đối với từng đối tượng khác nhau, thủ tục thẩm tra APS sẽ có sự khác nhau nhất định, nhưng nhìn chung thẩm tra APS sẽ bao gồm các bước sau:

- Thẩm tra tính xác thực của các loại giấy tờ, hồ sơ mà ứng viên nộp

- Kiểm tra khả năng đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học tại Đức của ứng viên

- Phỏng vấn ứng viên đủ điều kiện (chỉ áp dụng cho các ứng viên học bậc sau đại học)


Lưu ý về thẩm tra APS

- Những người không cần qua thẩm tra APS: Những người du học theo chương trình học bổng từ công quỹ của Đức hoặc của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Đồng thời đã được chuyên gia Đức thống nhất với đại sứ quán Đức hoặc DAAD. Những người sang Đức thực hiện luận án tiến sĩ tại một trường đại học.

- Khi đã qua được thẩm tra APS, bạn sẽ nhận được 10 chứng chỉ/chứng nhận để làm thủ tục xin học. Nếu không đủ, bạn có thể xin cấp thêm bằng cách nộp vào tài khoản của đại sứ quán Đức 20 USD.

- Chứng chỉ APS có giá trị vô thời hạn.

HỒ SƠ XIN APS

* Đối với sinh viên du học đại học

- Đơn xin APS có dán ảnh chân dung. Bạn có thể điền đơn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức, tham khảo hướng dẫn điền đơn tại 

- Phong bì có kích cỡ bằng giấy A4. Đồng thời ghi rõ họ tên, số điện thoại và địa chỉ nhận chứng chỉ APS qua đường bưu điện

- 2 bản sao chứng thực và 1 bản dịch (tiếng Anh hoặc tiếng Đức), Trong đó chứng thực của những giấy tờ sau:

Đối với người chưa học đại học tại Việt Nam

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời

- Giấy gọi nhập học vào một ngành thuộc hệ chính quy của một trường đại học

Đối với người đang học đại học

- Bằng tốt nghiệp THPT

- Giấy gọi nhập học tại trường đại học

- Bảng điểm của các học kỳ đã học

* Đối với sinh viên du học sau đại học

Các sinh viên muốn học cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ 2 tại Đức sẽ phải tham dự một buổi phỏng vấn sau khi thẩm tra hồ sơ. Thông thường các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành vào tháng 5 và tháng 11 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Do vậy bạn nên nộp hồ sơ trước khi thời gian phỏng vấn khoảng 3 tháng. Hồ sơ xin APS dành cho những đối tượng trên bao gồm:

Đơn xin APS có dán ảnh chân dung và điền đầy đủ thông tin bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh

1 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc trang 2 của hộ chiếu có chứng thực

- Phong bì có kích cỡ bằng giấy A4, ghi rõ họ tên, số điện thoại và địa chỉ nhận chứng chỉ APS qua đường bưu điện

- 1 bản sao và 1 bản dịch công chứng sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh bằng tốt nghiệp THPT

- 2 bản sao và 3 bản dịch công chứng bảng điểm đại học

- 2 bản sao và 1 bản dịch công chứng bằng tốt nghiệp đại học

- 1 bản sao chứng thực các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh hoặc/và tiếng Đức

Lưu ý khi nộp hồ sơ

- Khi nộp hồ sơ phải kèm theo hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí. Lệ phí cho thủ tục APS dành cho sinh viên đại học là 150 USD và dành cho sinh viên sau đại học là 250 USD. Bạn phải trả trước lệ phí tại Vietcombank và lấy hóa đơn trả lệ phí.

- Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS: 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN APS

APS dành cho những người muốn học cao học tại Đức sẽ bao gồm phần test với một số câu hỏi, bài tập cùng phần phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút. Đối với phần test, bạn được phép sử dụng bút, thước kẻ và máy tính bỏ túi. Đối với phần phỏng vấn, bạn sẽ được hỏi những kiến thức đã học. Người phỏng vấn là các giáo sư với mục đích thẩm tra liệu bạn có thể hiện khả năng tương xứng với bằng cấp đã có không. Bạn có thể lựa chọn phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Nếu bạn còn lo lắng về thẩm tra APS, đây sẽ là các kinh nghiệm dành cho bạn:

- Nên ôn tập lại tất cả các môn học đã có trong bảng điểm vì các câu hỏi sẽ có thể ngẫu nhiên rơi vào một trong những môn học này. Nếu không học những môn này bằng giáo trình nước ngoài, bạn cần bổ sung từ vựng chuyên ngành trước khi phỏng vấn.

- Nếu có các môn điểm cao hoặc thấp so với những môn thông thường khác, bạn nên chú ý vào những môn đó vì giám khảo rất có thể sẽ để mắt đến chúng.

- Các câu hỏi trong APS thường sẽ khá rộng nên bạn cần lưu ý đến tất cả các môn học, đặc biệt là môn học chuyên ngành.

- Tự tin khi trả lời phỏng vấn, không nên lo lắng quá dẫn đến những câu trả lời không được lưu loat.

- Ăn mặc lịch sự và chú ý phải đến đúng giờ.

Thẩm tra APS là một thủ tục không thể thiếu khi bạn muốn học tập tại Đức. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thẩm tra APS là gì, kinh nghiệm thi APS. Chúc bạn thuận lợi trong quá trình thẩm tra cũng như thành công trên con đường du học của mình.

Chia Sẻ :

Chat Facebook